Thỏa Thuận về ROFO, ROFR, Quyền Được Cùng Bán và Quyền Buộc Bán Cùng Có Thể Hoạt Động Như Thế Nào Trong Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hai Thành Viên Trở Lên Tại Việt Nam?

Trong thỏa thuận thành viên (hoặc hợp đồng liên doanh) giữa các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên), các thành viên thường thỏa thuận về các hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp khác nhau như quyền được chào bán đầu tiên (ROFO), quyền được từ chối đầu tiên (ROFR), quyền được cùng bán hoặc quyền buộc bán cùng. Các [hạn chế] chuyển nhượng phần vốn góp này nhằm mục đích để các bên kiểm soát cơ cấu tỷ lệ sở hữu phần vốn góp trong Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên và việc các bên rút vốn khỏi Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên. Tuy nhiên, việc thực hiện các thỏa thuận hạn chế chuyển nhượng như vậy có thể mâu thuẫn với các hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh Nghiệp 2020. Do đó, thỏa thuận thành viên có liên quan đến Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên nên có điều khoản cụ thể để giải quyết những mâu thuẫn đó.

Một Số Sửa Đổi Đáng Chú Ý Của Luật Đấu Thầu 2023

Ngày 23 tháng 6 năm 2023, Quốc Hội đã thông qua Luật Đấu Thầu mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2024 (Luật Đấu Thầu 2023). Với nỗ lực thúc đẩy một thị trường cạnh tranh hơn, Luật Đấu Thầu 2023 đã đưa ra các sửa đổi quan trọng về phạm vi áp dụng, hình thức cũng như thủ tục lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư. Bài viết này sẽ tổng hợp một số thay đổi đáng chú ý của Luật Đấu Thầu 2023.

Yêu cầu đối với thông tin về giá trên đơn đăng ký M&A Approval có thể gây ra rắc rối cho các nhà đầu tư

Kể từ tháng 2 năm 2024, công ty và nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn hoặc mua cổ phần/ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (M&A Approval) phải kê khai giá thực tế của giao dịch dự kiến, thay vì giá dự kiến như trước đây. Đây là một thay đổi rất quan trọng trong biểu mẫu mới của đơn đăng ký M&A Approval theo Thông Tư 25/2023 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (Bộ KHĐT).

Thay đổi này có thể ảnh hưởng bất lợi tới các bên, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể:

Luật Đất Đai 2024 – Một Số Lưu Ý Dành Cho Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, theo Luật Đất Đai mới 2024, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn mang quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) sẽ có quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất tại Việt Nam tương tự như cá nhân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, tuy nhiên chế độ sử dụng đất áp dụng đối với người có nguồn gốc Việt Nam vẫn giữ nguyên như đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Luật Đất Đai 2013. Đây là một trong những thay đổi quan trọng theo Luật Đất Đai 2024 liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bài viết này nêu một số điểm nổi bật về cơ chế sử dụng đất áp dụng cho hai nhóm người sử dụng đất bao gồm: (i) công dân Việt Nam và (ii) người gốc Việt Nam.