NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUAN TRỌNG CỦA THÔNG TƯ 39 VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VIỆT NAM

Vào ngày 28 tháng 6 năm 2023, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông Tư 6 (Thông Tư 6/2023) để sửa đổi, bổ sung Thông Tư 39/20116 về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNN). Thông Tư 6/2023 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2023.

Thông Tư 6/2023 đưa ra quy định kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động cho vay của các TCTD và CNNHNN. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp một vài điểm chính của Thông Tư 6/2023.

Bổ sung những nhu cầu vốn không được cho vay

Thông Tư 6 quy định một số trường hợp mới mà TCTD và CNNHNN không được cho vay. Những trường hợp này bao gồm:

Những nhu cầu vốn không được cho vay mới

Ghi chú

1.1. để gửi tiền

 

1.2. để thanh toán tiền góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Hạn chế tương tự đã được quy định tại Thông Tư 22/2019 về tỷ lệ bảo đảm an toàn (Thông Tư 22/2019).

1.3. để góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

Theo Thông Tư 22/2019, khách hàng được cấp tín dụng đối với khoản vay ngắn hạn cho mục đích mua cổ phần của công ty niêm yết công ty chưa niêm yết.

1.4. để góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định cho vay.

 

1.5. để đắp tài chính, trừ trường hợp khách hàng đáp ứng các điều kiện sau:

1.5.1. khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng;

1.5.2. các chi phí đã thanh toán, chi trả các chi phí sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi cho tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.

Thông Tư 6/2023 định nghĩa “cho vay đắp tài chính” việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để đắp các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng, vốn vay từ nhân, tổ chức (không phải tổ chức tín dụng) nhằm thực hiện phương án, dự án hoạt động kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sống.

Hiện nay, Thông Tư 39/2016 không quy định liệu  TCTD/CNNHNN được phép cho vay để đắp các chi phí đã thanh toán hay không. Tuy nhiên, theo Thông Tư 21/2017 quy định về giải ngân vốn cho vay, việc đắp phần vốn tự [của khách hàng] được coi một trong những phương thức giải ngân vốn cho vay. vậy, trên thực tế, TCTD/CNNHNN vẫn sẽ cấp vốn vay cho mục đích này, quá trình xem xét sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá của mỗi TCTD hay CNNHNN. Tuy nhiên, với việc ban hành Thông Tư 6/2023, các điều kiện khắt khe hơn sẽ được áp dụng các TCTD/CNNHNN phải đảm bảo rằng các khoản cho vay cho việc đắp phải đáp ứng các điều kiện phía trên.

 

Ít hơn các hạn chế cho vay để trả khoản nợ vay

Thông Tư 39/2016 cấm các TCTD và CNNHNN cấp vốn vay để trả nợ khoản vay, bao gồm khoản vay trong và ngoài nước ngoại trừ trường hợp khoản vay cũ đáp ứng các điều kiện sau:

a)         Khoản vay cũ là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

b)         Thời hạn của khoản vay mới không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; và

c)         Khoản vay cũ là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Thông Tư 6/2023 đã loại các khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm ra khỏi danh mục các khoản vay tái cấp vốn bị cấm. Ngoài ra, điều kiện nêu tại điểm (a) đã bị bãi bỏ. Điều này ngụ ý rằng các TCTD/CNNHNN hiện được phép cho vay nếu các khoản vay được sử dụng cho bất kỳ mục đích hợp pháp, chẳng hạn như chi phí sinh hoạt.

Đồng tiền trả nợ

Khác với Thông Tư 39/2016 quy định bắt buộc rằng đồng tiền trả nợ phải giống với đồng tiền cho vay, Thông Tư 6/2023 cho phép khách hàng được trả nợ bằng đồng tiền khác tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bên vay với bên cho vay và quy định của pháp luật liên quan.

Quy trình thu hồi nợ

Thông Tư 6/2023 quy định rõ quy trình thu hồi nợ trong trường hợp khoản nợ vay có một hoặc một số kỳ hạn trả nợ bị quá hạn. Trong tình huống như vậy, các TCTD/CNNHNN sẽ ưu tiên thu hồi nợ theo thứ tự sau: nợ gốc đã quá hạn, nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả, nợ gốc đến hạn, nợ lãi trên nợ gốc mà đến hạn chưa trả.

Nghĩa vụ kiểm tra và giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của các TCTD/CNNHNN

Để phù hợp với các quy định của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010, Thông Tư 6/2023 quy định rõ các TCTD/CNNHNN có quyền và nghĩa vụ theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay cũng như trả nợ của khách hàng. Ngược lại, theo Thông Tư 39/2016, trách nhiệm này chỉ được coi là quyền của các TCTD/CNNHNN.

Cho vay để thanh toán tiền nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

Thông Tư 6/2023 bổ sung trường hợp khoản vay được cấp để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều này nhằm giải quyết vấn đề tại Điều 3.3 Nghị Định 21/2021 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Cụ thể, trường hợp TCTD/CNNHNN gia hạn khoản vay với mục đích thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì phải phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại TCTD/CNNHNN cho vay cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

Cho vay bằng phương tiện điện tử

Phù hợp với Kế Hoạch Chuyển Đổi Số ngành ngân hàng đến năm 2025 do NHNN đề ra, Thông Tư 6/2023 cho phép các TCTD/CNNHNN cho khách hàng vay thông qua các phương tiện điện tử. Tuy nhiên, việc gia hạn khoản vay thông qua phương tiện điện tử này phải tuân theo các điều kiện cụ thể do Thông Tư 6/2023 quy định. Ví dụ:

a)         Hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên;

b)         Các TCTD/CNNHNN phải có giải pháp và công nghệ kỹ thuật để thực hiện quy trình xác minh thông tin nhận biết khách hàng (KYC) và chịu trách nhiệm về mọi rủi ro liên quan; và

c)         Dư nợ cho vay đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống không vượt quá 100.000.000 đồng tại một TCTD/CNNHNN.

Bài viết này được thực hiện bởi Hoàng Thị Thanh Thùy và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.