Một Số Căn Cứ Để Tòa Án Việt Nam Hủy Hoặc Không Công Nhận Phán Quyết Trọng Tài Trên Thực Tế

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, tòa án Việt Nam đã dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để hủy phán quyết của Trọng tài trong nước hoặc từ chối đơn yêu cầu công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài:

· Thay đổi nơi diễn ra phiên họp xét xử sang một địa điểm khác với địa điểm trọng tài. Trong quá trình tố tụng trọng tài của một vụ tranh chấp tại VIAC, Nguyên đơn đã nộp hai khiếu kiện chống lại hai trọng tài viên vì có hành vi vi phạm. Do đó, để bảo vệ an toàn cho hai trọng tài viên, Hội đồng Trọng tài đã quyết định thay đổi nơi diễn ra phiên họp xét xử từ Hà Nội sang Singapore và sau đó là Nhật Bản. Tuy nhiên, tòa án Việt Nam quyết định hủy phán quyết trọng tài với lý do trọng tài không diễn ra tại Hà Nội theo đúng thỏa thuận trọng tài;

· Áp dụng các Quy tắc IBA về Thu Thập Chứng Cứ Trong Trọng Tài Quốc Tế trong tố tụng trọng tài của một vụ tranh chấp tại VIAC mà không có sự đồng ý rõ ràng của các bên;

· Sử dụng kết quả định giá của chuyên gia do một bên chỉ định trong tố tụng trọng tài của một vụ tranh chấp tại VIAC khi mà các bên không thống nhất được với nhau về định giá thiệt hại;

· Đưa ra yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng trong tố tụng trọng tài của một vụ tranh chấp tại SIAC;

· Vi phạm các quy tắc của phiên họp xét xử (ví dụ: che tầm nhìn của camera bằng phông nền, không cấp quyền truy cập vào tài liệu của phiên họp cho tất cả những người tham dự) trong tố tụng trọng tài của một vụ tranh chấp tại SIAC; và

· Chuyên gia do một bên chỉ định đưa ra ý kiến chuyên môn ngoài phạm vi câu hỏi mà bên yêu cầu đưa ra trong tố tụng trọng tài của một vụ tranh chấp tại SIAC.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ và Hà Kiều Anh.