Hợp đồng quyền chọn có được coi là chứng khoán phái sinh theo Luật Chứng Khoán 2020 mới không?
Hợp đồng quyền chọn được thỏa thuận riêng giữa hai bên khó có thể được coi là một loại chứng khoán phái sinh theo Luật Chứng Khoán 2020 mới và Nghị định 158/2020. Điều này là do Nghị định 158/2020 về cơ bản đã giảm phạm vi tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh mà phải tuân theo các quy định về chứng khoán. Theo Luật Chứng Khoán 2006 cũ và Nghị định 42/2015, một hợp đồng quyền chọn được thỏa thuận riêng vẫn có thể được coi là chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Theo Điều 4.9 của Luật Chứng khoán 2019, “Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”. Định nghĩa trên gợi ý rằng chứng khoán phái sinh có thể bao gồm các hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên, không phải tất cả các hợp đồng quyền chọn sẽ được coi là chứng khoán phái sinh. Điều 4.10 của Luật Chứng Khoán 2019 xác định tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bao gồm “chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ”. Từ định nghĩa này, có thể hiểu rằng chỉ những hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số và “các loại tài sản khác” do Chính Phủ quy định mới được xếp vào loại chứng khoán phái sinh.
Nghị định 158/2020 quy định thêm hai loại chứng khoán phái sinh: (i) chứng khoán phái sinh giao dịch qua sàn giao dịch và (ii) chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, theo đó:
(1) Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn niêm yết dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc “tài sản khác theo quy định của Chính phủ”; và
(2) Chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn giao dịch thỏa thuận dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán niêm yết và chỉ số.
Nghị Định 158/2020, một Nghị Định do Chính Phủ ban hành, không quy định rõ rằng tài sản khác có thể được sử dụng làm tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh là gì. Tuy nhiên, phạm vi tài sản cơ sở theo Nghị Định 158/2020 về cơ bản ít hơn đáng kể so với Nghị Định 42/2015. Theo Nghị định 42/2015, bất kỳ tài sản nào cũng có thể đủ điều kiện là tài sản cơ bản của chứng khoán phái sinh.
Theo đó, nhiều khả năng hợp đồng quyền chọn được thỏa thuận riêng giữa hai bên liên quan đến chứng khoán chưa niêm yết hoặc các tài sản khác không phải là chứng khoán sẽ [không] phải tuân theo Nghị Định 158/2020 và Luật Chứng Khoán 2019.
Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Thu Giang, và Hoàng Thị Thanh Thủy và được biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.