QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI VIỆT NAM

Các ngân hàng nước ngoài nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam thực hiện việc cấp khoản vay xuyên biên giới cho khách hàng tại Việt Nam cần lưu ý những điều sau:

·         Theo các cam kết WTO, Việt Nam đưa ra một cam kết không ràng buộc về các dịch vụ cho vay xuyên biên giới. Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng không cam kết mở cho các dịch vụ cho vay xuyên biên giới. Điều này có nghĩa là Chính phủ Việt Nam có toàn quyền cho phép hoặc không cho phép hoạt động cho vay xuyên biên giới;

·         Theo Luật Tổ Chức Tín Dụng 2010, một bên cho vay nước ngoài, cho bên vay Việt Nam vay trên cơ sở thường xuyên và liên tục, có thể được xem là cung cấp dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam và phải có giấy phép trong lĩnh vực ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN);

·         Một chủ thể Việt Nam vay từ bên cho vay nước ngoài phải tuân theo một số yêu cầu nhất định bao gồm nhưng không giới hạn ở việc đăng ký hoặc báo cáo các khoản vay nước ngoài với NHNN. Do đó, nếu một khoản vay nước ngoài được đăng ký hoặc báo cáo với NHNN, thì Ngân hàng Nhà nước khó có thể từ chối các khoản vay đó sau này với lý do bên cho vay nước ngoài cần giấy phép ngân hàng tại Việt Nam; và

·         Trong thực tiễn, Việt Nam với tư cách là quốc gia nhập khẩu vốn sẽ cần tài trợ nước ngoài trong một thời gian dài sắp tới. Do đó, rủi ro về giấy phép ngân hàng do hoạt động cho vay xuyên biên giới chỉ mang tính lý thuyết và chỉ trở nên đáng kể khi các ngân hàng trong nước thấy rằng bên cho vay nước ngoài cung cấp các khoản vay xuyên biên giới là đối thủ cạnh tranh của họ.

Bài viết được đóng góp bởi Lê Minh Thùy, luật sư tập sự tại Venture North Law