NGHĨA VỤ BẢO MẬT CỦA LUẬT SƯ TẠI VIỆT NAM

Luật sư tại Việt Nam phải tuân thủ nghĩa vụ bảo mật sau đây với khách hàng của mình, bao gồm:

·         Luật sư  tiết lộ thông tin về vụ, việc, và khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ, Bộ Luật Hình Sự 2015). Do nguyên tắc này quy định thêm việc “pháp luật có quy định khác”, luật sư không thể viện dẫn nguyên tắc này để từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc làm chứng chống lại khách hàng của mình trong một vụ án hình sự;

·         Luật sư không được sử dụng các thông tin về vụ, việc, và khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

·         Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các luật sư và nhân viên trong tổ chức đó không tiết lộ thông tin về vụ, việc, và khách hàng của tổ chức đó; và

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA LUẬT SƯ ĐỐI VỚI VIỆC KHÔNG TỐ GIÁC CÁC TỘI PHẠM ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Theo Điều 19.3 của Bộ Luật Hình Sự 2015 của Việt Nam, nếu một người bào chữa, trong quá trình bảo vệ cho bị cáo, biết rõ tội phạm đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện hoặc đang được chuẩn bị thực hiện bởi bị cáo đó, người bào chữa sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc không tố giác tội phạm đó với cơ quan có thẩm quyền trừ trường hợp tội phạm đó là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia. Đây dường như là một phiên bản cấp thấp của Đặc Quyền Luật Sư và Thân Chủ (Attorney-Client Privilege) trong một số hệ thống pháp luật khác. Bộ Luật Hình Sự 1999 trước đây không quy định rõ ràng việc miễn trừ trách nhiệm nhiệm hình sự của người bào chữa đối với việc không tố giác tội phạm. Quyền được miễn trừ của người bào chữa theo Điều 19.3 được đưa ra lần đầu trong Bộ Luật Hình Sự 2015. Khi áp dụng Điều 19.3 trong trường hợp liên quan tới trách nhiệm hình sự của công ty, những điểm sau nên được lưu ý: