Nghĩa vụ của công ty Việt Nam đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng trong khi chờ xác nhận đăng ký của UBCKNN

Một công ty Việt Nam đáp ứng các điều kiện là công ty đại chúng nhưng chưa đăng ký công ty đại chúng với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) có thể không cần tuân thủ các nghĩa vụ của công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam.

Theo Luật Chứng Khoán 2019, công ty đại chúng là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện sau (Điều Kiện Bắt Buộc):

· có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên, và

· có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

Luật Chứng Khoán 2019 cũng quy định:

Những Thay Đổi Lớn Trong Việc Phát Hành Riêng Lẻ Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

Để đối phó với những Vụ Bên Bối gần đây liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Chính phủ đã đưa ra một số thay đổi lớn đối với Nghị Định 153/2020 về chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Việt Nam. Cụ thể, Nghị Định 65/2022 sửa đổi Nghị Định 153/2020 được ban hành vào tháng 9/2022 và có hiệu lực ngay tại thời điểm ban hành. Chúng tôi bình luận dưới đây về những sự thay đổi lớn được Nghị Định 65/2022 đưa ra áp dụng cho hầu hết việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong nước.

Căn cứ hủy niêm yết không rõ ràng đối với các công ty niêm yết tại Việt Nam

Theo Nghị Định 155/2020, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, một công ty niêm yết sẽ bị hủy bỏ niêm yết nếu tổ chức kiểm toán của công ty có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với các báo cáo tài chính của công ty đó trong ba năm liên tiếp. Đây là một căn cứ hủy bỏ niêm yết mới. Mới đây, Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX) đã quyết định hủy bỏ niêm yết một Công Ty mà kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty năm 2019, 2020, và 2021. Quyết định hủy bỏ niêm yết của HSX làm phát sinh một số vấn đề. Cụ thể,

Nhà đầu tư nước ngoài có cần Chấp Thuận M&A để mua cổ phần thứ cấp trong một công ty chứng khoán ở Việt Nam?

Luật Chứng Khoán 2019 bỏ yêu cầu phải xin chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) đối với các giao dịch liên quan đến 10% Vốn Điều Lệ trở lên của công ty chứng khoán. Thay vào đó, chỉ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ của một công ty chứng khoán mới cần chấp thuận của UBCKNN. Theo đó, không rõ nếu nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần thứ cấp từ các cổ đông hiện hữu trong một công ty chứng khoán Việt Nam có cần phải có Chấp Thuận M&A hay không.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư có liên quan Chấp Thuận M&A theo Luật Đầu Tư 2020 (SKHĐT). Các ngành nghề kinh doanh do công ty chứng khoán thực hiện là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Điều 4.3(e) của Luật Đầu Tư 2020 quy định rằng nếu các quy định của Luật Đầu Tư 2020 và các luật khác được ban hành trước ngày 1 tháng 1 năm 2021 khác nhau về (i) quy trình hoặc thủ tục đầu tư, hoặc (ii) bảo đảm đầu tư, ngoại trừ thẩm quyền, quy trình, thủ tục, điều kiện đầu tư, hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo Luật Chứng Khoán 2019.