Nghị định mới về Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân tại Việt Nam và So sánh với GDPR

Vui lòng bấm vào Đây để tải về bản pdf của bài viết

Vào ngày 17/04/2023, Chính Phủ ban hành Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị Định 13/2023). Nghị Định 13/2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi là văn bản pháp lý toàn diện đầu tiên điều chỉnh việc bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. So với dự thảo nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự Thảo Nghị Định), Nghị Định 13/2023 đã được cải thiện đáng kể để quy định các khía cạnh chính cần thiết để bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm phù hợp với Quy Định Chung Về Bảo Vệ Dữ Liệu (GDPR). Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ thảo luận về các vấn đề chính của Nghị Định 13/2023 đồng thời so sánh với Dự Thảo Nghị Định và GDPR. Bài viết này được thực hiện bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.

Góp ý về Dự thảo Luật Viễn Thông

Vui lòng bấm vào Đây để tải bản pdf của bản góp ý

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Viễn Thông mà chúng tôi mới được cung cấp gần đây. Các ý kiến đóng góp ý được soạn thảo bới Nguyễn Quang Vũ và Trịnh Phương Thảo.

1.         Dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây nên được loại bỏ khỏi Luật Viễn Thông

Dự thảo Luật Viễn Thông:

·         coi các dịch vụ trung tâm dữ liệu  và dịch vụ điện toán đám mây  là các dịch vụ viễn thông; 

·         yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây trong nước phải có giấy phép viễn thông;  và

Các nghĩa vụ chung của một doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh trên không gian mạng tại Việt Nam

Chỉ một số ít các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam theo Nghị Định 53/2022 được ban hành gần đây. Tuy nhiên, bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ các nghĩa vụ khác theo Luật An Ninh Mạng 2018 và các quy định hướng dẫn thi hành. Các nghĩa vụ này bao gồm, ngoài các nghĩa vụ khác, những nghĩa vụ sau đây:

Nghị Định 53/2022 - Hướng dẫn chi tiết về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam

Giới thiệu

Vào tháng 8 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 53/2022 quy định chi tiết, bên cạnh những nội dung khác, các yêu cầu về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam. Điều 26.3 Luật An Ninh Mạng 2018 (Luật ANM 2018) có yêu cầu chung về nội địa hóa dữ liệu. Tuy nhiên, do thiếu các quy định hướng dẫn thực hiện, điều luật này không được thực thi trên thực tế trong nhiều năm. Hướng dẫn mới theo Nghị Định 53/2022 có thể sẽ tăng tính khả thi cho luật kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bình luận một số điểm nổi bật về yêu cầu nội địa hóa dữ liệu theo Nghị Định 53/2022. Bài viết này được thực hiện bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.