Vietnam Business Law

View Original

Yêu cầu về sự đồng ý của các bên trong hợp đồng khi tách công ty tại Việt Nam

Trong trường hợp tách một công ty Việt Nam, không rõ công ty bị tách có phải tuân thủ các thủ tục chuyển giao quyền và nghĩa vụ hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015 bao gồm cả việc phải được sự đồng ý của các bên trong hợp đồng hay không. Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (công ty hiện có) có thể được tách theo cơ chế sau: 

·           Chuyển một phần tài sản của công ty hiện có sang công ty mới; và/hoặc

·           Chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có sang công ty mới.

Và công ty hiện có vẫn tiếp tục tồn tại sau khi tách.

Một mặt, Điều 199.4 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định rằng công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ được phân chia theo quyết định tách công ty của các cổ đông hoặc chủ sở hữu của công ty có liên quan. Điều 91.2 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định sau khi tách, pháp nhân bị tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động. Dựa trên các quy định này, có thể lập luận rằng công ty không cần phải có sự đồng ý của các bên trong hợp đồng trong trường hợp tách công ty, trừ khi hợp đồng liên quan có quy định cụ thể cấm việc tách công ty hoặc các giao dịch tái cấu trúc công ty khác.

Mặt khác, việc tách công ty được định nghĩa rõ ràng bao gồm việc “chuyển giao” các quyền và nghĩa vụ từ công ty hiện có sang một công ty mới. Và Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục chuyển giao quyền và nghĩa vụ mà không loại trừ việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thông qua việc tái cấu trúc công ty. Theo đó, có thể lập luận rằng công ty hiện có vẫn nên có được sự đồng ý của các đối tác trong hợp đồng về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho công ty mới.

Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ.