Vietnam Business Law

View Original

NHỮNG HẠN CHẾ MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO QUA ĐIỆN THOẠI Ở VIỆT NAM

Vào tháng 8 năm 2020, Chính Phủ đã thông qua Nghị Định 91/2020 mới điều chỉnh tất cả các hình thức quảng cáo qua các phương tiện viễn thông bao gồm: SMS, e-mail, và cuộc gọi điện thoại. Nghị Định 91/2020 sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2020 và thay thế Nghị Định 90/2008. Trong khi Nghị Định 90/2008 chỉ quy định các hạn chế đối với tin nhắn quảng cáo và e-mail quảng cáo (nhưng không áp dụng điện thoại), thì Nghị Định 91/2020 đưa ra một loạt các hạn chế mới đối với hoạt động quảng cáo qua điện thoại và các chế tài tương ứng. Theo đó, tin nhắn, email hoặc cuộc gọi điện thoại quảng cáo không tuân thủ những quy định của sẽ bị coi là tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (spam). Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận ngắn gọn một số điểm đáng chú ý của Nghị Định 91/2020.

Yêu cầu đối với sự đồng ý trước của người sử dụng

Theo Nghị Định 91/2020, người quảng cáo qua điện thoại không được phép thực hiện bất kỳ cuộc gọi quảng cáo nào trước khi có sự đồng ý trước của người sử dụng. Nghị Định 91/2020 cũng quy định rõ người quảng cáo không được coi việc người sử dụng khách hàng không phản hồi có nghĩa là khách hàng đã đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo

Người sử dụng có thể thể hiện sự đồng ý của mình theo một trong những cách sau đây:

  • Người sử dụng chủ động truy cập vào các trang web, ứng dụng trực tuyến, nền tảng xã hội của người quảng cáo hoặc gửi tin nhắn hoặc gọi điện đến tổng đài của người quảng cáo để đăng ký nhận tin nhắn, cuộc gọi, e-mail quảng cáo; hoặc

  • Người sử dụng trả lời Tin nhắn đăng ký quảng cáo do người quảng cáo gửi. Người quảng cáo chỉ được phép gửi Tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên duy nhất. Nội dung tin nhắn đăng ký quảng cáo phải tuân theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên, tại thời điểm bài viết này được thực hiện, chưa có hướng dẫn cụ thể nào được ban hành.

Người sử dụng nay có thể chuyển tiếp thông tin về tin nhắn rác, cuộc gọi rác hoặc email rác tới một hệ thống do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành  (Bộ TT&TT) hoặc cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có liên quan. Hơn nữa, Nghị Định 91/2020 buộc các đơn vị viễn thông và Internet phải xây dựng và áp dụng các phương pháp nghiệp vụ để phát hiện các tin nhắn, cuộc gọi, e-mail rác và sau đó báo cáo cho Bộ TT&TT.

Thiết lập danh sách “DoNotCall” trên toàn quốc

Nghị Định 91/2020 quy định việc thiết lập danh sách “DoNotCall” trên toàn quốc do Bộ TT&TT. Danh sách “DoNotCall” bao gồm số lượng người sử dụng không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo và cuộc gọi quảng cáo nào. Mọi cuộc gọi quảng cáo, tin nhắn quảng cáo được thực hiện đối với các số di động trong danh sách đều bị coi là thư rác và người quảng cáo qua điện thoại sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Những yêu cầu khác

  • Nội dung của tin nhắn quảng cáo phải tuân thủ các yêu cầu về hình thức và nội dung của pháp luật. Đặc biệt, mọi tin nhắn quảng cáo phải bao gồm chức năng từ chối nhận quảng cáo thông qua hai hình thức tin nhắn và cuộc gọi điện thoại để người sử dụng có thể từ chối nhận quảng cáo qua điện thoại.

  • Nghị Định 91/2020 đặt ra giới hạn về thời gian và số lượng các cuộc gọi và tin nhắn mà các người quảng cáo có thể gọi và gửi cho người sử dụng. Cụ thể, người quảng cáo qua điện thoại không được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo và gọi điện quảng cáo quá một lần trong ngày. Chỉ được phép nhắn tin trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 10 giờ và gọi từ 8 giờ đến 17 giờ sáng.

  • Người quảng cáo phải đăng ký tên định danh với Bộ TT&TT. Nếu không có tên định danh theo quy định của pháp luật, người quảng cáo không được phép thực hiện các hoạt động quảng cáo qua điện thoại.

  • Người quảng cáo phải thiết lập hệ thống để (i) tiếp nhận thông tin yêu cầu từ chối đối với tin nhắn đăng ký quảng cáo; và (ii) cơ sở dữ liệu để lưu trữ các thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận từ chối từ người sử dụng.

Các hình thức xử phạt vi phạm Nghị Định 91/2020 bao gồm phạt hành chính từ 5 đến 100 triệu đồng; đình chỉ cung cấp dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng và tịch thu quyền sử dụng tên định danh từ 01 tháng đến 03 tháng.

Bài viết được thực hiện bởi Đặng Ngọc Linh và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.