Vietnam Business Law

View Original

Thay Đổi Toàn Diện Đối Với Quyền Ưu Tiên Mua Của Cổ Đông Hiện Hữu Trong Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam

Những thay đổi đối với quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu trong các công ty cổ phần (CTCP) (ít nhất là các công ty không đại chúng) đã làm nhiều luật sư M&A Việt Nam bất ngờ. Trong 20 năm qua, Luật Doanh Nghiệp luôn quy định rằng một cổ đông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới được phát hành của CTCP tương ứng với tỷ lệ cổ phần đang sở hữu. Tuy nhiên, theo  các phiên bản trước của Luật Doanh Nghiệp, những quy định về chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng cổ phần cho phép CTCP có thể phát hành cổ phần mới cho những nhà đầu tư là bên thứ ba mà không cần phải có được từ bỏ quyền ưu tiên mua của các cổ đông hiện hữu. Do đó, điều này trở thành thông lệ thị trường rằng việc chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần ra công chúng (hoặc các loạicổ phần có thể chuyển đổi) không yêu cầu phải có sự từ bỏ (hoặc tuân thủ) quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu (xem thêm những thảo luận có liên quan tại Đâytại Đây).

Những quy định về chào bán riêng lẻ cổ phần của CTCP không phải công ty đại chúng của Luật Doanh Nghiệp 2020 đã thay đổi tất cả thông lệ này thông qua việc quy định CTCP không phải công ty đại chúng dự định thực hiện chào bán riêng lẻ cổ phần phải (1) chào bán những cổ phần này cho các cổ đông hiện hữu trước tiên, và (2) bán những cổ phần chưa bán tại (1) cho nhà đầu tư là bên thứ ba theo điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện được áp dụng với những cổ đông hiện hữu tại (1), trừ trường hợp khác được quyết định bởi đại hội đồng cổ đông. Trong khi các cơ chế chào bán riêng lẻ mới làm rõ quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu, cơ chế này làm phát sinh một vài vấn đề như sau:

·        Không rõ liệu chào bán cổ phần ra công chúng bởi một CTCP hoặc chào bán cổ phần riêng lẻ bởi một CTCP đại chúng hiện nay có cần phải tuân thủ quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu hay không. Luật Doanh Nghiệp 2020 không quy định những vấn đề này, có lẽ vì những vấn đề này nên được quy định trong pháp luật chứng khoán. Tuy nhiên,  pháp luật chứng khoán cũng không có quy định gì về những vấn đề trên. Xét hướng tiếp cận mới của Luật Doanh Nghiệp 2020 mà cũng áp dụng được cho các CTCP đại chúng, sẽ là thận trọng khi cho rằng việc chào bán cổ phần ra công chúng của CTCP nói chung hoặc việc chào bán cổ phần riêng lẻ của CTCP đại chúng nói riêng cần phải tuân thủ quyền ưu tiên mua của các cổ đông hiện hữu.

·        Không rõ liệu có hay không và bằng cách nào việc phát hành và chuyển đổi cổ phần chuyển đổi sẽ phải tuân thủ quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu. Ví dụ, không rõ liệu các cổ đông hiện hữu có thể thực hiện quyền ưu tiên mua của họ khi cổ phần chuyển đổi được phát hành và/hoặc được chuyển đổi không.

·        Không rõ liệu những cổ đông hiện hữu chấp thuận kế hoạch chào bán riêng lẻ có thể từ bỏ bước (1) nêu trên không.

·        Không rõ liệu Đại Hội Đồng Cổ Đông có thể quyết định chào bán trước cổ phần mới cho nhà đầu tư là bên thứ ba với giá tháp hơn giá được chào bán đối với các cổ đông hiện hữu tại bước (1) không.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ.