QUY ĐỊNH KHẮT KHE HƠN VỀ CẤP BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Theo Nghị định 4/2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành những quy định khắt khe hơn đối với việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Bảo lãnh Chính phủ theo Nghị định 4/2017 là bảo lãnh nhân danh Chính phủ Việt Nam (người bảo lãnh) cấp cho bên cho vay nước ngoài để bảo đảm khoản vay hoặc khoản phát hành trái phiếu được vay hoặc được cấp bởi các công ty ở Việt Nam. Theo đó:
- Người vay (doanh nghiệp) phải đảm bảo hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm gần nhất với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
- Nhóm cổ đông/thành viên sở hữu 65% vốn đầu tư của người vay phải đảm bảo nghĩa vụ trả nợ thay trong trường hợp người vay được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ. Một điểm rất thú vị ở Nghị định 4/2017 là hiện nay Chính phủ có thể bảo lãnh 100% khoản vay của người vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trước đây, Chính phủ chỉ có thể bảo lãnh một phần của khoản vay theo tỷ lệ số cổ phần Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Chính phủ hiện tại chỉ có thể bảo lãnh tối đa lên đến 50% trên tổng số khoản nợ của dự án (trước đây là 80%). Khoản nợ được bảo đảm có thể tăng lên 70% đối với các dự án quan trọng hoặc khẩn cấp.
- Trong nhiều dự án, nhà đầu tư phải mua bảo hiểm thanh toán nghĩa vụ thanh toán trả nợ trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ nguồn tiền trả nợ. Tuy nhiên, không rõ liệu loại bảo hiểm này có áp dụng cho toàn bộ các khoản vay của nhà đầu tư hay chỉ áp dụng với khoản vay bảo lãnh chính phủ.
- Phí bảo lãnh tăng từ 1.5% đến 2% trên số dư nợ được bảo lãnh.
- Một ngân hàng đạt chuẩn phải được chỉ định như ngân hàng phục vụ để hỗ trợ và giám sát việc thực hiện dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh và quản lý Tài khoản dự án.