Vietnam Business Law

View Original

CẬP NHẬT CÁC QUY ĐỊNH VỀ THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

Trong Quyết định 58/2016, Thủ tướng chính phủ đã “thúc” thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp nhà nước (SOEs) trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung, Quyết định 58/2016 đã  giảm mạnh các ngành mà Nhà nước nắm quyền sở hữu ở mức tối thiểu và quan trọng hơn, công bố danh mục 240 SOEs mà Nhà nước sẽ thoái vốn trong giai đoạn 2016 – 2020. So với Quyết định 37/2014, hiện tại Nhà nước có thể:

  • Bán toàn bộ phần vốn góp của mình trong SOEs hoạt động trong các lĩnh vực (1) Vệ sinh môi trường, thoát nước đô thị hoặc chiếu sáng đô thị; (2) khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch; (3) thăm dò tài nguyên thiên nhiên; (4) sản xuất giống cây trồng hoặc vắcxin; (5) vận chuyển quốc tế và (6) vận tải đường sắt. Trước đó, Nhà nước chỉ có thể bán xuống còn 50% vốn điều lệ của SOEs hoạt động trong các lĩnh vực trên. 
  • Bán xuống còn 50% vốn điều lệ của SOEs hoạt động trong các lĩnh vực (1) sản xuất hóa chất; (2) vận chuyển hàng không; (3) sản xuất thuốc lá điếu, (4) dịch vụ viễn thông, (5) SOEs chiếm thị phần từ 30% trở lên hoạt động trong các lĩnh vực bán buôn gạo, đầu mối nhập khẩu xăng dầu, và (6) kinh doanh bán lẻ điện. Trước đó, Nhà nước chỉ có thể bán xuống còn 65% vốn điều lệ của SOEs hoạt động trong các lĩnh vực trên.
  • Chỉ nắm 100% vốn điều lệ trong SOEs hoạt động trong những lĩnh vực hạ tầng đường sắt mà Nhà nước đầu tư. Quy định này cho thấy đầu tư tư nhân trong ngành hạ tầng đường sắt đang được khuyến khích.
  • Bán lên tới 35% vốn sở hữu trong Vinacomin (Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam), Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí,  và Agribank (ngân hàng có mạng lưới lớn nhất ở Việt Nam).
  • Bán lên tới 50% vốn sở hữu trong Vinachem (nhà sản xuất hóa chất và phân bón lớn nhất Việt Nam), Vinataba (nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất Việt Nam), Mobifone và VNPT (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ hai và thứ ba), và Vinacafe (nhà sản xuất cà phê lớn).
  • Bán toàn bộ vốn sở hữu trong Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, Hapro (tổng công ty bán lẻ và thương mại tại Hà Nội), Satra (tổng công ty bán lẻ và thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh), ba công ty phát điện lớn của ngành điện Việt Nam, Vinashin, Vincem (nhà sản xuất xi măng), PVOIL (nhà phân phối và nhập khẩu dầu), nhà máy lọc dầu Dung Quất (nhà máy lọc dầu đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam), VTVCab (nhà cung cấp dịch vụ cáp truyền hình có vốn nhà nước), Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).

Một phần của bài viết này được đóng góp bởi Trần Trọng Linh, thực tập sinh luật tại Venture North Law.